Vay vốn ngân hàng là Quý khách hàng sử dụng đòn bẩy tài chính để gia tăng số tiền đầu tư, bổ sung số tiền thiếu hụt khi mua tài sản có giá trị lớn (nhà, đất, xe ô tô) hoặc trang trải các công việc cấp thiết cần dùng đến tiền mặt. Vay vốn Ngân hàng luôn là một quyết định quan trọng vì có tác động nhiều đến dòng tiền tài chính trong tương lai. Trong bài viết này, Hỗ trợ vay ngân hàng sẽ chia sẻ với Quý khách hàng những điểm cần lưu ý khi vay vốn Ngân hàng từ thời điểm chuẩn bị vay vốn, trong thời gian vay, tới thời đểm tất toán khoản vay.
1. VAY VỐN NGÂN HÀNG cần tính toán và bàn thảo với người thân trong gia đình
Đối với khoản vay tín chấp mua vật dụng, trang bị cho cá nhân (điện thoại, laptop, xe máy....) thì quyết định thuộc về cá nhân trong khả năng thu nhập hàng tháng. Còn đối với khoản vay thế chấp bất động sản: nhà, đất có giá trị lớn, số tiền vay lên đến hàng trăm triệu đồng, hàng tỷ đồng thì cần trao đổi thống nhất với các thành viên có liên quan đến tài sản và tiền trả nợ gốc lãi hàng tháng.
Vay vốn ngân hàng mua nhà đất
Bước 1: Xác định số tiền vay vốn Ngân hàng căn cứ theo nhu cầu sử dụng kèm theo khả năng chi trả hàng tháng
Đơn cử một ví dụ: Quý khách hàng có nhu cầu mua nhà ở để phục vụ tốt hơn cho sinh hoạt thường ngày của gia đình. Khi đó Quý khách hàng cần phải dự liệu giá trị căn nhà, thửa đất mua, số tiền cần chuẩn bị trước, các chi phí để xây dựng, sửa chữa căn nhà và số tiền còn thiếu được bổ sung thêm từ việc vay vốn Ngân hàng, tính toán mức thu nhập hàng tháng so sánh với số tiền gốc lãi thanh toán cho khoản vay, cụ thể:
+ Thu nhập hàng tháng của gia đình: 25 triệu/tháng, chi phí sinh hoạt: 12 triệu/tháng, chi phí dự phòng (tiết kiệm): 03 triệu/tháng, thu nhập còn lại: 10 triệu/tháng, số tiền tích lũy hiện có: 350 triệu đồng, Quý khách hàng có thể mua nhà:
+ Thu nhập hàng tháng của gia đình: 35 triệu/tháng, chi phí sinh hoạt: 15 triệu/tháng, chi phí dự phòng (tiết kiệm): 05 triệu/tháng, thu nhập còn lại: 15 triệu/tháng, số tiền tích lũy hiện có: 600 triệu, Quý khách hàng có thể mua nhà:
+ Thu nhập hàng tháng của gia đình: 45 triệu/tháng, chi phí sinh hoạt: 18 triệu/tháng, chi phí dự phòng (tiết kiệm): 07 triệu/tháng, thu nhập còn lại: 20 triệu/tháng, số tiền tích lũy hiện có: 850 triệu, Quý khách hàng có thể lựa chọn mua nhà:
Bước 2: thống nhất với các thành viên trong gia đình
Việc vay vốn ngân hàng cần sự đồng thuận của cả 02 vợ/chồng hoặc của Bên bảo lãnh tài sản. Hồ sơ ký để giải ngân khoản vay thế chấp bao gồm: hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp tài sản, các hồ sơ này cần có đầy đủ chữ ký của 02 vợ chồng, bên bảo lãnh tài sản, thiếu một trong các bên thì khoản vay thế chấp không thể tiến hành giải ngân.
Trường hợp Ba, mẹ đồng ý cho mượn tài sản để thế chấp Ngân hàng thì Quý khách hàng cần lưu ý trao đổi với người thân về thời gian vay vốn. Việc bảo lãnh tài sản từ Ba, mẹ, anh chị em chỉ là giải pháp tạm thời, Quý khách hàng nên chủ động đổi tài sản thế chấp thuộc quyền sở hữu của Quý khách hàng ngay khi có khả năng.
Vay vốn ngân hàng - quyết định quan trọng
2. NÊN VAY KHOẢN VAY ngắn hạn hay vay dài hạn
Thời gian khoản vay được Ngân hàng quy định như sau:
+ Vay ngắn hạn: thời gian tối đa 12 tháng. Phương thức trả nợ: trả lãi hàng thàng, trả gốc cuối kỳ.
+ Vay trung hạn: trên 12 tháng đến 60 tháng. Phương thức trả nợ: Trả gốc, lãi hàng tháng.
+ Vay dài hạn: thời gian vay trên 60 tháng. Phương thức trả nợ: Trả gốc, lãi hàng tháng.
Vay ngắn hạn với thời gian 12 tháng phù hợp với Quý khách hàng vay kinh doanh nhập hàng hóa thương mại, khi đó dòng tiền từ bán hàng kèm lợi nhuận sẽ quay vòng đủ nộp thanh toán số tiền gốc cuối kỳ của khoản vay, đồng thời Ngân hàng sẽ tái cấp hạn mức tín dụng khoản vay mới để đáp ứng chu kỳ kinh doanh mới.
Ưu điểm của vay ngắn hạn: lãi suất thấp hơn vay trung dài hạn, lãi suất vay kinh doanh ngắn hạn: từ 8.5% - 9.5%/năm, trong khi lãi suất vay trung dài hạn có mức trung bình thị trường: 11%-12.5%/năm.
Trường hợp Quý khách hàng vay mua kinh doanh bất động sản, phương thức vay ngắn hạn để đầu tư mang rủi ro cao, do tính thanh khoản của bất động sản thường không được nhanh chóng. Tới thời điểm hết 12 tháng, Quý khách hàng chưa bán kịp tài sản mua bán để thanh toán cho Ngân hàng thì khoản vay chuyển nợ quá hạn, cập nhật trên trang CIC của Ngân hàng nhà nước, sẽ làm khó khăn việc vay vốn Ngân hàng của Quý khách hàng trong các lần sau đó.
Lựa chọn thời gian khoản vay vốn ngân ngân hàng
Vay trung, dài hạn là giải pháp phù hợp đa phần với Quý khách hàng vay thế chấp Ngân hàng, thời gian vay từ 5 năm đến 20 năm, số tiền gốc chia đều trả theo từng tháng, lãi suất được tính theo dư nợ thực tế của khoản vay. Phương thức trả góp gốc lãi hàng tháng giúp Quý khách hàng chủ động cân đối chi tiêu trên mức thu nhập hàng tháng. Các gói lãi suất ưu đãi từ 06 tháng đến 02 năm đầu được các Ngân hàng thiết kế hấp dẫn, chỉ yêu cầu Quý khách hàng duy trì khoản vay từ 03 năm đến 05 năm, sau thời này nếu Quý khách hàng có nhu cầu tất toán một phần hoặc toàn bộ dư nợ khoản vay thì không cần phải thanh toán phí trả nợ trước hạn.
Xem thêm bài viết: Danh mục hồ sơ vay Ngân hàng
3. NỢ QUÁ HẠN, nợ xấu là gì?
Khi ký hồ sơ giải ngân khoản vay, lịch trả nợ gốc lãi hàng tháng được Ngân hàng và Quý khách hàng thống nhất trên Hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ. Ngày trả nợ gốc lãi hàng tháng được cố định 01 ngày trong toàn bộ thời gian vay vốn, các kỳ điều chỉnh lãi suất, biên độ điều chỉnh được Ngân hàng quy định rõ.
Lịch trả nợ, kỳ điều chỉnh lãi suất được Ngân hàng nhập liệu, hạch toán trên phần mềm hệ thống (Core Banking), hàng tháng trước ngày trả nợ khoảng 03 ngày, Ngân hàng gửi tin nhắn SMS số tiền cần thanh toán tới số điện thoại Quý khách hàng đăng ký để thuận tiện thanh toán. Số tiền trả nợ hàng tháng có khác nhau do số ngày thực tế trong tháng (tháng 28 ngày, tháng 30 ngày, tháng 31 ngày) hoặc do lịch trả nợ trùng vào ngày lễ, ngày nghỉ.
Công thức tính tiền lãi hàng tháng = Số tiền dư nợ gốc x lãi suất (%/năm)/365 ngày x số ngày thực tế trong tháng.
Phương thức thu nợ khoản vay hàng tháng tại các Ngân hàng: Trích thu nợ tự động từ tài khoản thanh toán. Do đó trước ngày thanh toán, Quý khách hàng chỉ cần nộp tiền mặt/chuyển khoản vào tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Quý khách hàng vay vốn, tới ngày thu nợ Ngân hàng sẽ tự động hạch toán trích thu. Phương thức thu nợ được phần mềm hiện đại của Ngân hàng thực hiện tự động, nên rất khi xảy ra lỗi hoặc sai sót.
Trường hợp Quý khách hàng chậm nộp tiền sau ngày thu nợ thì được gọi là nợ quá hạn, phân loại nợ tại Ngân hàng được quy định như sau:
+ Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn):
Khoản nợ vay được thanh toán gốc lãi đúng hạn, hoặc các khoản nợ có số ngày quá hạn dưới 10 ngày.
Khoản nợ chậm thanh toán từ 01 ngày đến dưới 10 ngày không cập nhật trên CIC là nợ quá hạn, nhưng được lưu lại trên sao kê tài khoản vay tại Ngân hàng Quý khách hàng vay vốn. Một số Ngân hàng quy định việc chậm thanh toán (từ 1 đến 9 ngày) liên tục nhiều tháng sẽ yếu tố Ngân hàng xem xét không cấp thêm tín dụng khi Quý khách hàng vay vốn các khoản vay sau.
+ Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Khoản nợ có số ngày quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.
Nợ nhóm 02, Ngân hàng báo cáo cập nhật hàng tháng, được lưu lại trên trang CIC trong thời gian 12 tháng.
Theo quy định hiện tại, đối với Quý khách hàng có nhiều khoản vay tại nhiều Ngân hàng, chỉ cần 01 khoản vay chuyển nợ quá hạn thì toàn bộ các khoản vay tại các Ngân hàng khác sẽ liên đới và được cập nhật lên CIC theo nhóm nợ quá hạn cao nhất.
Ví dụ: Quý khách hàng có khoản vay tín chấp 20 triệu, khoản vay mua nhà 500 triệu, khoản vay mua xe ô tô 200 triệu. Khoản vay tín chấp 20 triệu quá hạn thanh toán nhóm 2 thì toàn bộ khoản vay mua nhà, mua xe ô tô sẽ bị liên đới và cập nhật theo tình trạng nợ quá hạn nhóm 2 của khoản vay tín chấp.
Nợ xấu, nợ quá hạn ảnh hưởng đến uy tín vay vốn ngân hàng
Các Ngân hàng khi xét duyệt cho vay, trong từng quy định sản phẩm đều có quy định số lần quá hạn nhóm 2 tối đa Ngân hàng có thể chấp nhận. Trường hợp CIC thể hiện số lần quá hạn nhóm 2 từ 03 lần đến 09/lần trong thời gian 12 tháng, thì có rất nhiều Ngân hàng không chấp nhận cấp tín dụng. Do đó Quý khách hàng lưu ý thanh toán khoản vay đúng lịch trả nợ, hạn chế tối đa việc chậm thanh toán chuyển lên nợ quá hạn nhóm 2.
+ Nợ nhóm 3 – Nợ xấu (Nợ dưới tiêu chuẩn): Khoản nợ có thời gian quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.
+ Nợ nhóm 4 – Nợ xấu (Nợ nghi ngờ): Khoản nợ có thời gian quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.
+ Nợ nhóm 5 – Nợ xấu (Nợ có khả năng mất vốn): Khoản nợ có thời gian quá hạn trên 360 ngày.
Đối với các khoản nợ xấu (nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5) sẽ lưu lại trên CIC trong thời gian 05 năm kể từ thời điểm tất toán toàn bộ dư nợ khoản vay. Trong thời gian sau 03 năm từ thời điểm tất toán toán toàn bộ khoản nợ xấu thì Ngân hàng có thể xem xét phê duyệt cấp tín dụng mới, nhưng trên cơ sở hết sức thận trọng và hạn chế. Việc nợ chuyển nợ xấu sẽ là rào cản rất lớn cho công việc làm ăn cần vay vốn ngân hàng. Trường hợp Bên bảo lãnh tài sản có nợ xấu cũng không được Ngân hàng chấp thuận cho người thân đứng tên vay vốn, cấp tín dụng.
4. CÓ NÊN ĐỨNG TÊN vay vốn ngân hàng giùm cho người khác
Việc đứng tên vay vốn giùm hoặc bảo lãnh tài sản thì hệ lụy xấu nhất là Quý khách hàng sẽ là người đứng ra thanh toán khoản vay nếu người thân của Quý khách hàng không thanh toán hoặc nợ quá hạn.
Nợ quá hạn tại Ngân hàng chủ yếu là do sử dụng vốn sai mục đích, sử dụng vốn vay không hiệu quả hoặc đứng tên vay giùm.
Thận trọng phương án đứng tên vay vốn giùm
Quý khách hàng đứng tên vay vốn Ngân hàng, trang CIC cập nhật thông tin dư nợ của Quý khách hàng, khi cần thiết Quý khách hàng khó vay thêm khoản vay mới do nguồn trả nợ đang được tính cả cho khoản vay Quý khách hàng đứng tên vay giùm.
Quý khách hàng bảo lãnh tài sản vay vốn ngân hàng, trường hợp người thân không còn khả năng thanh toán nợ, bị chuyển nhóm nợ quá hạn, nợ xấu dẫn đến Ngân hàng buộc phải thanh lý tài sản thế chấp. Trường hợp này, Quý khách hàng sẽ là người bỏ tiền thanh toán khoản vay hoặc buộc phải bán tài sản bảo lãnh cho khoản vay để tất toán khoản nợ quá hạn tại Ngân hàng.
Theo kinh nghiệm, Quý khách hàng nên cân nhắc thận trọng việc đứng tên giùm hoặc bảo lãnh tài sản.
5. NÊN LƯU GIỮ ĐẦY ĐỦ các hồ sơ văn kiện tín dụng ký kết với Ngân hàng
Khi được Ngân hàng phê duyệt khoản vay và ký kết hợp đồng, văn kiện tín dụng để giải ngân, Quý khách hàng nên lưu giữ đầy đủ bản chính hồ sơ đã ký kết. Việc không lưu giữ đầy đủ giấy tờ sẽ khó khăn cho Quý khách hàng kiểm tra, tra soát thông tin liên quan đến khoản vay.
6. THỰC HIỆN XÓA THẾ CHẤP, xóa đăng ký giao dịch bảo đảm sau khi tất toán khoản vay
Công việc xóa thế chấp tại Phòng/Văn phòng công chứng, xóa đăng ký giao dịch bảo đảm tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ do Quý khách hàng thực hiện khi Quý khách hàng nộp tiền tất toán khoản vay và Ngân hàng hoàn trả lại toàn bộ giấy tờ hồ sơ tài sản thế chấp.
Xóa thế chấp tại Phòng/Văn phòng công chứng được thực hiện như sau: Quý khách hàng nộp 01 bản chính Văn bản giải chấp có đầy đủ chữ ký, đóng dấu của Ngân hàng tại Phòng/Văn phòng công chứng đã xác nhận công chứng hợp đồng thế chấp tài sản bảo đảm.
Mẫu xóa đăng ký tại Chi nhánh văn phòng ĐKĐĐ
Xóa đăng ký giao dịch bảo đảm tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai: Quý khách hàng nộp Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp có chữ ký, đóng dấu của Ngân hàng kèm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà. Thời gian trả kết quả xóa đăng ký giao dịch bảo đảm: 03 ngày làm việc.
Đối với tài sản là xe ô tô, Quý khách hàng có thể nhờ Ngân hàng gửi đơn xóa đăng ký giao dịch bảo đảm theo hình thức nộp hồ sơ trực tuyến.
Trường hợp Quý khách hàng tất toán khoản vay và vay mới Ngân hàng khác thì công việc đăng ký và xóa thông tin giao dịch cũ sẽ do nhân viên hỗ trợ của Ngân hàng thực hiện.
Vay vốn Ngân hàng có nhiều hồ sơ cần chuẩn bị, quy trình phê duyệt cấp tín dụng có khác nhau tại các Ngân hàng, Hỗ trợ vay ngân hàng mong muốn được cùng hỗ trợ đồng hành với Quý khách hàng trong các quyết định đầu tư mua bất động sản để ở hoặc kinh doanh, hỗ trợ các khoản vay kinh doanh, vay tiêu dùng được nhanh chóng, thuận lợi nhất.
Thông tin hỗ trợ chi tiết Quý khách hàng liên hệ Hotline 0906 028 456 để được hỗ trợ.
Quý khách hàng tham khảo thêm:
Bình luận